Đâu là công cụ làm báo cáo tối ưu nhất cho kế toán trưởng và trưởng phòng?

APC Việt Nam Share

Ở bài viết này, APC Việt Nam xin chia sẻ với bạn 10 lý do khiến Power BI là công cụ làm báo cáo tối ưu nhất cho kế toán trưởng & trưởng phòng, hy vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về Power BI để giúp cho công việc của bạn được tốt hơn.

Công cụ làm báo cáo tối ưu nhất cho kế toán trưởng & trưởng phòng

Nếu bạn là kế toán trưởng hoặc trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng marketing…, Power BI chính là công cụ dành cho bạn, nó sẽ giúp bạn thực hiện báo cáo đơn giản, trực quan hơn, chỉ ra được mối liên hệ tương quan dữ liệu.

Nói cách khác, công cụ này sẽ thay đổi cách bạn làm việc, cách bạn tư duy và khiến vị thế của bạn tại công ty hoàn toàn thay đổi. Bạn sẽ hoàn toàn khác biệt so với những người làm việc theo lối mòn, làm báo cáo bằng những bảng biểu Excel rối rắm, dày đặc chữ và số.

Cùng APC Việt Nam phân tích 10 lý do Power BI trở thành một công cụ làm báo cáo tối ưu nhất và rộng khắp như hiện nay:

1. Tương tác trực quan, dễ dàng tích hợp với Excel và các phần mềm tin học khác

– Power BI cung cấp miễn phí các dashboard được để điều hướng “kéo và thả” dữ liệu theo mong muốn, cùng kho thư viện trực quan khổng lồ cho phép tạo những báo cáo lớn một cách đơn giản và trích xuất cực nhanh.

– Nếu muốn sở hữu những bản báo cáo đẹp mắt, sinh động, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng Power BI. Nằm trong dòng sản phẩm doanh nghiệp của hãng Microsoft, Power BI tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm lưu trữ thông tin phổ biến khác của Microsoft như Microsoft Excel, Azure và SQL Server cùng các giải pháp quản lý của Microsoft gồm Microsoft Flow (quản lý quy trình) và Microsoft Dynamics (giải pháp ERP).

2. Truy cập dữ liệu không giới hạn

– Power BI có thể thực hiện data mashup, kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phân tích dữ liệu bán cấu trúc (semi-structured data). Nhờ đó, người dùng có thể truy cập liền mạch mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn không gian và thời gian làm việc.

– Power BI có thể kết nối được với mọi loại hình kho lưu trữ dữ liệu tại chỗ khác nhau như SQL Server, Oracle hoặc Hadoop. Đối với kho lưu trữ điện toán đám mây như Google BigQuery hay Azure, Power BI có sẵn các trình kết nối được nhà phát triển xây dựng trước nhằm tạo nên trải nghiệm đa nhiệm nhất.

3. Cho phép truy cập báo cáo và dashboards thức thời

– Power BI cho phép bạn chia sẻ thông tin dữ liệu và báo cáo với người khác, không bị phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thời gian hay thiết bị. Hệ thống này cũng có tính linh hoạt vì nó hoạt động với các hệ điều hành hàng đầu – Windows, iOS và Android. Khi những người có quyền truy cập tiến hành chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu, hệ thống sẽ thông báo ngay đến chủ sở hữu để nhanh chóng phân tích kịp thời.

4. Tích hợp không giới hạn với ứng dụng của bên thứ ba

– Các nhà phát triển Microsoft Power BI đảm bảo rằng hệ thống có thể được tích hợp trong bất kỳ hệ sinh thái phần mềm nào. Nhờ đó, Power BI có thể kết nối với rất nhiều phần mềm và công cụ phổ biến của bên thứ ba. Hiện tại, Microsoft vẫn liên tục nghiên cứu mở rộng khả năng kết nối của hệ thống này, cho phép người dùng nhập thêm nhiều cơ sở dữ liệu và nguồn dữ liệu.

5. Chia sẻ an toàn

– Người dùng có thể xuất các báo cáo trực quan trực tiếp lên mạng Internet và gửi qua email cho những người liên quan. Để đảm bảo an ninh, chúng ta có thể thiết lập giới hạn quyền truy cập vào báo cáo hoặc thiết lập các vùng dữ liệu đặc thù, chỉ cho phép những người nhất định truy cập. Ví dụ: các nhân viên bán lẻ của một siêu thị tại Hà Nội chỉ có thể xem dữ liệu bán hàng tại chi nhánh của mình, trong khi Giám đốc kinh doanh có thể xem dữ liệu bán hàng trên toàn quốc.

6. Khả năng mô hình hóa dữ liệu

– Mô hình hóa dữ liệu là một trong những chức năng được sử dụng để kết nối nhiều nguồn dữ liệu trong phần mềm Power BI, bằng các mối liên kết nhằm chỉ ra các nguồn dữ liệu có mối liên hệ với nhau ra sao. Nhờ đó, những bản báo cáo giữa các phòng ban sẽ không còn rời rạc mà mang tính thống nhất, tổng thể.

– Với chức năng mô hình hóa dữ liệu, bạn có thể tạo các tính toán tùy chỉnh trên những Dashboard hiện có. Kết quả tính toán sẽ được trình bày trực tiếp trong các báo cáo quản trị trực quan, phù hợp với mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực kinh doanh.

Dạng báo cáo dữ liệu

7. Thêm nguồn dữ liệu

– Power BI có thể kết nối với hơn 60 giải pháp phổ biến mà ngày nay các công ty thường sử dụng, ví dụ như Spark, Hadoop, SAP. Người dùng không phải mô hình hóa dữ liệu trong hệ thống nguồn, mà dữ liệu có thể được tích hợp trực tiếp với phần mềm Power BI.

8. Không đòi hỏi kiến thức lập trình

– Đối với những ai thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ phân tích theo yêu cầu cụ thể, Power BI chính là nền tảng giúp bạn làm công việc hàng ngày một cách đơn giản, dễ dàng, thực hiện phân tích, tính toán nhanh, khả năng hiển thị lớn giúp tiết kiệm thời gian. Khác với nhiều phần mềm quản trị, bạn không cần thiết phải có kiến thức lập trình để làm việc với công cụ này.

9. Tài liệu hướng dẫn sử dụng sẵn có

– Hầu hết người dùng Việt Nam đã quá quen với giao diện của Microsoft, do đó sẽ nhanh chóng làm quen với Power BI mà không mất quá nhiều thời gian. Để hỗ trợ người dùng tìm ra giải pháp làm việc tốt nhất, ông lớn công nghệ cũng cung cấp sẵn rất nhiều bản chỉ dẫn, video, bài viết… nhằm tối đa hóa tiềm năng công cụ.

10. Khả năng tìm kiếm thông minh

– Chức năng tìm kiếm thông minh Q&A của Power BI là một trong những tiện ích nổi trội, thường xuyên được nhắc đến nhất. Người dùng có thể đưa ra những câu hỏi tự nhiên như khi đang “search” trên các nền tảng tìm kiếm Google, Yahoo, Bing, Cốc Cốc… và xem kết quả, biểu đồ liên quan đến truy vấn. Tiện ích này cho phép quét các thông tin ẩn chỉ trong vài giây, thậm chí có thể chỉ ra được mối tương quan, các trường hợp ngoại lệ hoặc cho thấy xu hướng.

– Trong thời đại của Big Data (Dữ liệu lớn), thách thức lớn nhất của doanh nghiệp quản trị dữ liệu. Việc sử dụng Power BI sẽ thúc đẩy các tổ chức chinh phục thử thách khó khăn đó. để giúp cho 

Nếu đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan, bạn nên dành thời gian để đọc và hiểu thêm các tài liệu về lợi ích của việc lập hệ thống kế hoạch báo cáo và những điều kế toán viên chuyên nghiệp cần biết.

Xem thêm: Chỉ dẫn cách nộp thuyết minh báo cáo tài chính qua mạng thuế điện tử

Đăng nhận xét

0 Nhận xét