Bài tập CCHN kế toán APC môn Kế toán (Phần 2)

APC Việt Nam Share   

Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán APC năm 2020 đạt hiệu quả, Học viện TACA xin gửi bạn bài tập CCHN kế toán APC môn Kế toán phần 2 và Kế toán Quản trị nâng cao 2020 có đáp án:

Bài tập CCHN kế toán APC môn Kế toán phần 2

5 Bài tập CCHN kế toán APC môn Kế toán phần 2 có đáp án:

Bài 1:

a, Anh\Chị hãy trình bày quy định về xử lý chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình? Nêu các trường hợp chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình? 

b, Thế nào là dự phònphải trả? Điều kiện ghi nhận các khoản dự phònphải trả? Tự cho 1 tình huống minh họa ghi nhận một trong các khoản dự phòng phải trả theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng?

Bài 2:

a, Số liệu của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được sử dụng để lập các chỉ tiêu nào trên bảng cân đối kế toán năm? Nêu phương pháp lập và cho ví dụ minh họa để lập các chỉ tiêu này? 

b, Theo chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh, giá phí hợp nhất kinh doanh bao 1 gồm những nội dung gì? Các khoản nào không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh? Cho ví dụ minh họa xác định giá phí hợp nhất kinh doanh trong trường hợp HNKD gồm nhiều giai đoạn?

Bài 3:

a, Anh/chị hãy phân tích từng nghiệp vụ kinh tế sau được ghi nhận như thế nào trên Báo cáo tài chính của công ty A năm N. Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ trình bày ghi nhận vào các chỉ tiêu bị ảnh hưởng trực tiếp: (Đơn vị tính: Triệu đồng) 

+ Ngày 1/7/N công ty A cho công ty B thuê BĐS đầu tư, thời hạn cho thuê 3 năm, công ty B thanh toán trước tiền thuê cho 3 năm: 360 thuế GTGT: 36 bằng chuyển khoản. Cuối năm N, công ty A ghi nhận tiền cho thuê tính cho năm N. 

+ Ngày 31/12/N, công ty A bán 10 căn hộ (do công ty A là chủ đầu tư) cho khách hàng. Giá bán 1 căn hộ là: 2.500; thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản. Công ty A tạm tính giá vốn thành phẩm BĐS đã bán theo dự toán 1.850/căn. Dự kiến trong năm tài chính N+1, chứng từ kế toán liên quan đến quá trình đầu tư sẽ được tập hợp đầy đủ. 

b, Công ty cổ phần A triển khai 2 dự án đầu tư bao gồm: dự án A đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy hiện có; dự án B – đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất sản phẩm mới. Thời gian dự kiến đầu tư 2 dự án đều là 15 tháng theo hình thức giao thầu, nghiệm thu khối lượng từng phần. Có tình hình nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giá trị nghiệm thu từng quý năm N như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng) 

Cuối quý I Cuối quý II Cuối quý III Cuối quý IV
Dự án A 2.400 1.200 3.600 4.800
Dự án B 1.200 2.400 6.000 3.600
Cộng 3.600 3.600 9.600 8.400

Để tài trợ cho 2 dự án, ngày 1/1/N, doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu với mệnh giá: 30.000, lãi suất 10%/năm. Thời hạn trái phiếu là 5 năm. Giá phát hành bằng mệnh giá. Số vốn vay không sử dụng hết cho đầu tư được sử dụng bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Yêu cầu: Tính toán xác định chi phí đi vay được vốn hóa cho từng tài sản tăn N?

c, Xác định nguyên giá TSCĐ trong trường hợp sau: 

Nhập khẩu 1 TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất. Giá CIF theo hóa đơn: 150.000 USD. Doanh nghiệp thanh toán bằng tiền kí quỹ mở L/C: 20.000, tỷ giá ghi nhận khi kí quỹ: 22,400đ/USD. Số tiền còn lại doanh nghiệp thanh toán bằng tiền vay ngân hàng. Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại: 22.600đ/USD. Thuế nhập khẩu phải nộp theo thuế suất 10% theo giá hóa đơn, tỷ giá hải quan quy định là 22.500đ/USD. TSCĐ đã đưa vào sử dụng. 

d, Doanh nghiệp A đang lập BCTC cho năm N. Các sự kiện sau đây phát sinh trước khi BCTC năm N được phát hành, sự kiện nào là sự kiện cần điều chỉnh?

– Ngày 10/1/N+1, doanh nghiệp bán số hàng hóa tồn kho tại 31/12/N, giá bán cao hơn giá gốc. Tại ngày 31/12/N, doanh nghiệp không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho số hàng này. 

– Ngày 10/3/N+1, hàng tồn kho của doanh nghiệp bị hỏa hoạn, có thiệt hại đáng kể

– Ngày 10/3/N+1, triệu hồi các sản phẩm được bán trong năm N để bảo hành do phát hiện lỗi. Biết rằng, tại 31/12/N, doanh nghiệp không lập dự phòng bảo hành sản phẩm.

– Ngày 10/2/N+1, doanh nghiệp nhận được hóa đơn tiền thuê văn phòng của năm/N. Tại 31/12/N, doanh nghiệp đã trích trước chi phí này vào chi phí trong năm N.

Bài 4:

a, Doanh nghiệp A, trong năm tài chính N -1 có tài liệu sau: (Đơn vị tính: Triệu đồng)

– Tình hình năm N-1:

+ Khoản lỗ kế toán theo báo cáo kết hoạt động quả kinh doanh năm N – 1 là: 1.250 

+ Theo tờ khai thuế TNDN năm N – 1, khoản lỗ được chuyển trừ vào lợi nhuận chịu thuế các năm tiếp là 1.200 do trong năm kế toán doanh nghiệp ghi nhận khoản chi phí cho hoạt động nghiên cứu tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 100. Tuy nhiên, khi tính thuế, khoản chi phí này phải được phân bổ vào chi phí được trừ của 2 năm (Năm N-1 và năm N) 

+ Dự kiến trong các năm tới doanh nghiệp có đủ lợi nhuận để chuyển lỗ của năm N -1.

– Tình hình năm N như sau:

+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 1.000

+ Doanh nghiệp chuyển lỗ theo quy định hiện hành. 

Yêu cầu: Hãy tính toán, lập các chỉ tiêu về thuế TNDN năm N-1 và năm N trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. (Biết rằng, ngoài các thông tin trên, các khoản chi phí và doanh thu kế toán đều được tính cho mục đích tính thuế TNDN, thuế suất thuế TNDN là 20%, doanh nghiệp có có phát sinh các khoản thuế hoãn lại khác)

b, Cônty A là công ty mẹ của công ty B, trong năm N có tình hình sau: (Đơn vị tính: triệu đồng). 

– Ngày 1/1 công ty A cho công ty con B thuê 1 tài sản cố định dùng cho hoạt độnquản lý doanh nghiệp. Thời gian thuê 3 năm, tiền thuê được thanh toán trước 1 lần cho 3 năm là: 30.000, thuế GTGT 10% nộp theo phương pháp khấu trừ, thanh toán chuyển khoản. 

– Cuối năm N, công ty A ghi nhận doanh thu, công ty B phân bổ chi phí thuê cho năm N. Thuế suất thuế TNDN là 20%. Công ty A ghi nhận khấu hao của tài sản cố định năm N là 6.000. 

Yêu cầu: Lập bút toán điều chỉnh liên quan đến giao dịch nội bộ này khi công ty A lập BCTC hợp nhất cho năm tài chính kết thúc 31/12/N? 

Bài 5:

Doanh nghiệp H có tài liệu kế hoạch năm N như sau: Dự báo thị phần tối đa của doanh nghiệp: Sản phẩm A: 10.000 sản phẩm; Sản phẩm B: 15.000 sản phẩm; Sản phẩm C: 20.000 sản phẩm. Năng lực sản xuất tối đa mà doanh nghiệp có thể huy động trong năm là 300,000 giờ máy. Biết rằng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm A, B, C cần lần lượt là: 5, 10 và 6 giờ máy. 

Dự kiến giá bán và biến phí sản xuất kinh doanh đơn vị sản phẩm như sau: 

Chỉ tiêu Sản phảm A Sản phẩm B Sản phẩm C
Giá bán đơn vị 50 70 70
Biến phí đơn vị 25 30 32

Bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp cho rằng cần ưu tiên sản xuất các sản phẩm căn cứ theo mức lãi trên biến phí đơn vị sản phẩm nên đã đề xuất cơ cấu sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch là: 15.000 sản phẩm B; 20.000 sản phẩm C và 6.000 sản phẩm A. Tuy nhiên, Ban giám đốc cho rằng cơ cấu sản xuất này chưa đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 

Yêu cầu: 

1. Xác định và giải thích cách xác định cơ cấu sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp trong năm kế hoạch N? 

2. So sánh kết quả kinh doanh của phương án đã tính ở yêu cầu 1 với phương án mà phòng kinh doanh đề xuất (Biết rằng định phí của doanh nghiệp không bị tác động bởi cơ cấu sản xuất). 

Biết rằng: Các doanh nghiệp được đề cập đều thực hiện kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính; Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 

Xem thêm:

APC Việt Nam - Bài tập CCHN kế toán APC môn Tài chính và Quản lý Tài chính nâng cao năm 2020

Đăng nhận xét

0 Nhận xét